Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Soạn văn lớp 10

(Truyền thuyết)

I. Khái quát văn bản

1. Truyền thuyết

Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng hoang đường. Nó phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.

2. Xuất xứ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” dưới đây trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái – một sưu tập truyện dân gian ra đời vào cuối thế kỉ XV.

3. Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, Thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, vua vô tình đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.

4. Chủ đề

  • Miêu tả quá trình xây thành chế nỏ bảo vệ đất nước và bi kịch của An Dương Vương
  • Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với từng nhân vật..

5. Bố cục

Chia bố cục Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy thành 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu …. “bèn xin hoà”: Quá trình xây thành chế nỏ của An Dương Vương
  • Phần 2: Còn lại: Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ.

6. Nghệ thuật 

Cốt truyện:

  • Cốt lõi lịch sử: xây thành, chế tạo vũ khí chống giặc, chiến thắng giặc, mất nước, bi kịch bi thảm…
  • Yếu tố hư cấu: sứ Thanh Giang, móng Rùa Vàng làm lẫy nỏ thần, sư hóa thân của các nhân vật…

→ Chi tiết kì ảo đan xen với yếu tố hiện thực sinh động, li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện.

Hình ảnh:

  • Giàu chất tư tưởng thẩm mĩ
  • Có sức sống lâu bền

7. Nội dung

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là câu chuyện về bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy. Từ câu chuyện ấy, nhân dân ta muốn rút ra và truyền lại cho con cháu các thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức để cao cảnh giác với âm mưu xâm lược của kẻ thù.

II. Tìm hiểu Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

1. Quá trình xây thành, chế nỏ, đánh thắng Triệu Đà:

¤  Xây thành:

  • Thành xây tới đâu lở tới đó. 
  • Lập đàn trai giới, giữ mình trong sạch, cầu đảo bách thần. 
  • Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang –  tức Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành công Lao Thành.

→ Có lòng kiên trì quyết tâm xây dựng đất nước, có ý thức đề cao cảnh giác với kẻ thù

¤  Chế nỏ:

  • Nỗi băn khoăn: “Nhờ ơn thần, thành đã được xây xong. Nay nếu có giặc ngoài biết lấy gì mà chống?” 

→  Được Rùa Vàng tặng móng vuốt làm lẫy nỏ thần

¤  Đánh thắng Triệu Đà:

  • Nhờ có thành ốc kiên cố
  • Nhờ có nỏ thần lợi hại
  • Nhờ có ý thức đề cao cảnh giác với kẻ thù

→ An Dương Vương  là vị vua anh minh sáng suốt, có lòng yêu nước sâu sắc.

→ An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì đã có ý thức đề cao cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến.

→ Tưởng tượng ra sự giúp đỡ của thần linh là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc

→ Nghệ thuật: Kể với giọng tự nhiên, các chi tiết được sắp xếp logic, có sự xen lẫn yếu tố hoang đường với yếu tố hiện thực. 

2. Bi kịch nước mất, nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ 

2.1. Bi kịch nước mất nhà tan

¤  Nguyên nhân:

Do An Dương Vương:

  • Nhận lời cầu hòa của Triệu Đà
  •  Nhận lời cầu hôn và cho con trai Trọng Thủy của Triệu Đà ở rể ngay trong thành
  • Trọng Thủy tráo lẫy thần, nỏ thần mất công hiệu mà ADV không biết
  • Cho Trọng Thủy về thăm cha mà không nghi vấn

→  An Dương Vương mơ hồ về bản chất ngoan cố và âm mưu thâm độc của kẻ thù.

Quân Đà đã tiến sát thành → An Dương Vương vẫn ung dung ngồi chơi cờ, ỷ thế có nỏ thần, không lo lắng tìm kế đánh giặc

Do Mị Châu:

  • Tin Trọng Thủy cho Trọng Thủy xem nỏ thần, Trọng Thủy tráo lẫy thần mà không biết
  • Mị Châu chưa ý thức được đầy đủ vị thế một công chúa, về bí mật quốc gia.

Kết quả:

  • An Dương Vương mất nước, chém đầu con gái, cầm sừng tê 7 tấc đi sâu vào lòng biển.
  • Mị Châu chết dưới lưỡi gươm của cha trong tâm trạng đau khổ dằn vặt.

Như vậy nguyên nhân dẫn đến mất nước nhà tan là do cả 2 cha con An Dương Vương và Mị Châu đều chủ quan, mất cảnh giác với kẻ thù, không nhận ra dã tâm nham hiểm của kẻ thù. Hậu quả là An Dương Vương tự đánh mất mình, không còn là nhà vua anh minh. Còn Mị Châu bị trừng trị nghiêm khắc, đích đáng và rất đau đớn.

→ Tóm lại: Một người có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước nhưng do lơ là, thiếu cảnh giác đã để mất nước, nhưng nhân dân Âu Lạc đời sau vẫn kính trọng, biết ơn điều này chứng tỏ An Dương Vương đã được nhân dân tha thứ, ông vẫn bất tử trong lòng dân chúng. 

2.2. Bi kịch tình yêu tan vỡ

Một mối tình éo le, chứa đầy bi kịch.

  • Mị Châu tin tưởng chồng nên đã để lộ và làm mất vũ khí linh thiêng của quốc gia dẫn đến mất nước→ Mị Châu phải chết dưới lưỡi gươm của vua cha.
  • Trọng Thủy rất yêu Mị Châu nhưng buộc phải lừa Mị Châu, vì âm mưu chính trị mà Triệu Đà → cha chàng đã giao phó

→ Chàng đã đẩy vợ mình vào chỗ chết và chàng cũng phải chết bi thảm trong sự dày vò, nhung nhớ Mị Châu.

¤  Kết luận: Cả 2 nhân vật đều có cái chết bi thảm. Tình yêu éo le của họ được nảy mầm trên mảnh đất chứa đầy âm mưu và thù hận, họ là những nạn nhân của những âm mưu chiến tranh. 

2.3. Thái độ của nhân dân

  • Nhân dân không đồng tình với sự chủ quan, mất cảnh giác của An Dương Vương và Mị Châu.
  • Phê phán hành động vô tình phản quốc của Mị Châu, đồng thời rất độ lượng với nàng, hiểu nàng là con gái nhẹ dạ cả tin, ngây thơ nên bị lợi dụng.
  • Nhân dân vừa nghiêm khắc, vừa độ lượng, nhân ái đối với các nhân vật trong truyện.
  • Nhân dân đã đưa ra bài học lịch sử về việc giữ nước, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa nước với nhà, riêng với chung, cá nhân với cộng đồng.   

Hình ảnh ngọc trai – giếng nước:

  • Không nhằm ca ngợi kẻ thù cũng như tình yêu chung thủy
  • Là sự minh oan cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu
  • Nhân dân mong muốn hóa giải tội lỗi cho Trọng Thủy và Cách ứng xử thấu lý đạt tình của nhân dân  

Chúc các bạn học tốt bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Biên Tập_ Dân Khối C

Related Posts

About The Author

Add Comment