Đề trắc nghiệm và đáp án – Lịch sử lớp 12 bài 21

Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Miền Bắc – Đấu Tranh Chống Mĩ Ở Miền Nam

(1954-1965)

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM LỊCH SỬ 12 BÀI 21

 ​1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng sau Hiệp định Giơ-ne-vơ

a. Tình hình

  • Về phía ta
  • Nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ
  • Ngày 10-10-1954, quân ta tiếp quản thủ đô trong không khí tưng bừng ngày hội giải phóng.
  • Ngày 1-1-1955, Trung ương Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ tịch ra mắt nhân dân thủ đô.
    • Về phía Pháp
  • Tháng 5-1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cát Bà (Hải Phòng)
  • Giữa tháng 5-1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa Tổng tuyển cử thống nhất Bắc- Nam.
  • Mĩ thay chân Pháp ở miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, hòng chia cắt VN…

b. Nhiệm vụ và quan hệ cách mạng hai miền Bắc-Nam

  • Nhiệm vụ
  • Đất nước bị chia cắt 2 miền, thực hiện 2 nhiệm vụ khác nhau: Miền Bắc: hoàn toàn giải phóng, khôi phục kinh tế, tiến lên CNXH. Miền Nam: tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước.
    • Quan hệ
  • Nhiệm vụ 2 miền khác nhau, nhưng cùng mục đích chung là thống nhất đất nước, tiến lên CNXH.
  • Miền Bắc là hậu phương, miền Nam là tiền tuyến. Thắng lợi cách mạng mỗi miền đều là thắng lợi chung cách mạng.

 2. ​Hoàn thành cải cách ruộng đất (1954-1957)

a. Mục đích

  • Đảm bảo về yêu cầu quyền lợi kinh tế, chính trị của nông dân; củng cố khối liên minh công-nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng và Chính phủ quyết địch phát động cải cách ruộng đất.

b. Diễn biến

  • Tiến hành 5 đợt cải cách ruộng đất, tịch thu nhiều ruộng đất và nông cụ của địa chủ chia cho hơn 2 triệu nông dân
  • Khẩu hiệu “Người cày có ruộng“ đã trở thành hiện thực

c. Hạn chế

  • Đã phạm một số sai lầm như đấu tố tràn lan, thô bạo, đấu tố cả những địa chủ kháng chiến, quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ
  • Sai lầm đã được Đảng kịp thời sửa chữa, nhờ đó hậu quả được hạn chế.

 3. ​Phong trào Đồng khởi 1959-1960

a. Hoàn cảnh

  • Trong những năm 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất: Mĩ-Diệm tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh quần chúng, ra Luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật…
  • Tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ-Diệm. Với phương hướng cơ bản khởi nghĩa giành chính quyền bằng đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.

b. Diễn biến

  • Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi)… sau lan khắp miền Nam, tiêu biểu ở Bến Tre.
  • Ngày 17-1-1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó lan nhanh ra toàn tỉnh Bến Tre
  • Quần chúng nổi dậy phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch, thành lập Ủy ban Nhân dân tự quản, thành lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ…
  • Phong trào lan khắp Nam Bộ, đến năm 1960, ta làm chủ nhiều thôn xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên.

c. Ý nghĩa

  • Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ. Làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm
  • Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
  • Từ khí thế đó, ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

 ​4. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)

a. Nội dung đại hội

Từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960 Đại hội lần III của Đảng Lao động Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội

  • Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và 2 miền: Xác định vai trò cách mạng của từng miền:
  • Cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất
  • Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò

quyết định trực tiếp.

  • Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau nhằm thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
  • Thông qua báo cáo chính trị, Báo sử đổi điều lệ Đảng, kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965) và Bầu Ban chấp hành Trung ương (Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẫn làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng)

b. Ý nghĩa

  • Nghị quyết Đại hội là nguồn sáng mới cho toàn Đảng, toàn dân xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.

 ​5.  Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam (1961- 1965)


Chien-Tranh-Dac-Biet

a. Hoàn cảnh-âm mưu

  • Từ cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965)
  • hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại lực lượng cách mạng của nhân dân ta.
  • Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt

b. Thủ đoạn-hành động

  • Mĩ đề ra kế hoạch Staley-Taylor nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
  • Thực hiện kế hoạch: Mĩ tăng nhanh viện trợ, cố vấn quân sự, lực lượng quân đội Sài Gòn, dồn dân lập “Ấp chiến lược”. Sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
  • Quân đội Sài Gòn mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, phá hoại miền Bắc.

 ​6. Miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

  • Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng, nhân dân miền Nam nổi dậy tấn công địch trên cả 3 vùng chiến lược (rừng núi-nông thôn đồng bằng- đô thị) bằng 3 mũi giáp công (chính trị-quân sự-binh vận)

a. Chống phá “Ấp chiến lược”

  • Diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch: hàng chục triệu người tham gia phá “ấp chiến lược” xây dựng làng chiến đấu, kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm kẹp của địch
  • Đến cuối năm 1962, cách mạng kiểm soát trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân.

b. Mặt trận quân sự

  • Quân ta giành thắng lợi mở đầu vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2-1-1963: đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn

2.000 binh lính quân đội Sài Gòn và cố vấn Mĩ.

  • Chiến thắng này chứng minh miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công

c. Đấu tranh chính trị

  • Ở các đô thị lớn ( Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng…) có bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là đấu tranh của “đội quân tóc dài”, đấu tranh của các tín đồ Phật giáo…chống lạo sự đàn áp của chính quyền Diệm.
    • 🡪 các phong trào đấu tranh đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngày 1-11-1963, một cuộc đảo chính đã lật đổ Diệm.
    • 🡪 Trước nguy cơ thất bại kế hoạch Staley-Talor, Mĩ đã đưa ra kế hoạch Johnson-McNamara để thay thế.
  • Đến đông xuân 1964-1965, quân dân ta chiến thắng ở Bình Giã (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) 🡪 làm phá sản cơ bản chiến lược Chiến tranh đặc biệt.
  • Đây là thất bại có tính chiến lược lần 2 của Mĩ. Buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược Chiến tranh cục bộ…

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 BÀI 21

Câu 1: Trong kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) ở miền Bắc, Đảng ta đã có chủ trương gì?

A. Lấy nông nghiệp làm trung tâm.

C. Lấy xây dựng CNXH làm trọng tâm.

B. Lấy công nghiệp làm trung tâm.

D. Lấy thương nghiệp làm trọng tâm.

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) thực hiện ở miền Bắc?

A. Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp.

B. Tiếp tục cải tạo XHCN.

C. Củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội.

D. Đẩy mạnh phát triển văn hóa, xây dựng con người XHCN.

Câu 3: Nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân miền Nam trong các năm 1954 – 1960 là

A. phục hồi và phát triển kinh tế công, nông nghiệp.

B. chống chế độ Mĩ – Diệm, gìn giữ và phát triển lực lượng.

C. tổng tiến công và nổi giành thắng lợi cuối cùng.

D. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH.

Câu 4: Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định để nhân

dân miền Nam sử dụng con đường

A. Bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.

B. Đấu tranh ngoại giao chống chế độ Mĩ – Diệm.

C. Đấu tranh chính trị chống chế độ Mĩ – Diệm.

D. Kết hợp bạo lực và hòa bình chống chế độ Mĩ – Diệm.

Câu 5: Ở Việt Nam, ngày 20/12/1960, tổ chức nào được thành lập?

A. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

B. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam C. Trung ương Cục miền Nam.

D. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

Câu 6: Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) nổ ra tiêu biểu nhất ở

A. Bình Định.

B. Ninh Thuận.

C. Bến Tre.

D. Quảng Ngãi.

Câu 7: Tại Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) đã xác định cách mạng miền Nam có vai trò:

A. Quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước.

B. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển cách mạng cả nước. 

C. Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

D. Quan trọng nhất đối với sự nghiệp bảo vệ miền Bắc.

Câu 8: Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, thế lực cản trở nền độc lập và thống nhất của nước Việt Nam là:

A. Thực dân Pháp và tay sai.

B. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

C. Thực dân Pháp và chính quyền Sài Gòn.

D. Đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

Câu 9: Tại Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) đã khẳng định:

A. Miền Bắc sẽ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp.

B. Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.

C. Miền Bắc trở thành địa bàn trực tiếp đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.

D. Miền Bắc phải phát triển một nền công nghiệp hiện đại.

Câu 10: Từ năm 1961 đến năm 1965, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

A. “Chiến tranh đặc biệt”.

C. “Chiến tranh cục bộ”.

B. “Đông Dương hóa chiến tranh”.

D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 11: Để đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ, quân dân miền Nam đã tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược là

A. Rừng núi, đồng bằng ven biển và nông thôn.

B. Rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị.

C. Rừng núi, đồng bằng ven biển và đô thị.

D. Nông thôn, đồng bằng ven biển và đô thị.

Câu 12: Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là

A. “Dùng người Việt đánh người Việt”

B. “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”

C. “Tìm diệt và bình định”.

D. “Thay màu da trên xác chết”.

Câu 13: Tổng thống nào của Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam trong

những năm 1961 – 1965?

A. Aixenhao.

B. Kennơđi.

C. Giôn Xơn.

D. Rudoven.

Câu 14: Căn cứ vào hoàn cảnh thực tế ở miền Bắc sau năm 1954 và yêu cầu về quyền lợi kinh tế, chính trị của nông dân, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định

A. Cải tạo quan hệ sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội cải cách ruộng đất.

B. Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện

C. Xây dựng CNXH, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Câu 15: “Xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam là

A. “Áp chiến lược”.

B. “Trực thăng vận”.

C. “Thiết xa vận”.

D. “Bình định và tìm diệt”.

Câu 16: Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) được xem là: A. Đại hội thực hiện thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.

B. Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc.

C. Đại hội giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.

D. Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.

Câu 17: Để đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ trong những năm 1961 – 1965, Đảng ta đã chỉ đạo quân dân miền Nam đánh địch trên cả ba mũi giáp công là:

A. Chính trị, quân sự, binh vận.

B. Chính trị, ngoại giao, quân sự.

D. Quân sự, ngoại giao, binh vận.

C. Chính trị, ngoại giao, binh vận.

Câu 18: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã mở ra khả năng hoàn toàn có thể đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ?

A. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).

C. Chiến thắng Đồng Xoài (Biên Hòa).

B. Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi).

D. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).

Câu 19: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đà làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến lược đặc biệt” của Mĩ?

A. Chiến thắng Ấp Bắc,

C. Chiến thắng Đồng Xoài.

B. Chiến thắng Bình Giã.

D. Chiến thắng Ba Gia.

Câu 20: Chiến thuật mới được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965) là gì?

A. Càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng.

C. Dồn dân, lập “ấp chiến lược”.

B. “Bình định” và “tìm diệt”.

D. “Trực thăng vận”, “thiết xa vận”

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 BÀI 21

1-C; 2-D; 3 – B; 4- A; 5- A; 6-C; 7-C; 8-D; 9-B; 10 – A; 11-B; 

12 – A; 13 – B; 14-B; 15- A; 16 – D; 17 – A; 18-D; 19 – B; 20-D

Chúc các bạn học tốt môn Lịch sử

Biên Tập_ Dân Khối C

Related Posts

About The Author

Add Comment