Bài thơ Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến

I. Khái quát tác giả và tác phẩm

1. Khái quát tác giả Nguyễn Khuyến

1.1. Vài nét tiểu sử của tác giả Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng, sau khi thị hội không đỗ, đổi thành Nguyễn Khuyến, hiệu là Quế Sơn.

Ông sinh ở làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Xuất. thân trong một gia đình nhà Nho. Năm 1864, thị Hương đậu Giải nguyên, năm 1871, thi Hội lần thứ hai đỗ Hội nguyên, rồi vào thi Đình đỗ Đình nguyên. Vì cả ba lần thi đều đồ đầu nên người ta thường gọi ông là Tam. nguyên.

Nguyễn Khuyến làm quan khoảng hơn mười năm. Ông từng tham gia nội các ở Huế, rồi làm Đốc học Thanh Hoá, án sát Nghệ An, làm Biện lí Bộ Hộ, rồi làm Bố chánh Quảng Ngãi…

Thời gian Nguyễn Khuyến làm quan, thực dân Pháp đã đánh chiếm sáu tỉnh Nam Kì, và đang đánh ra miền Bắc. Cuối năm 1883, được cử làm Tổng đốc Sơn Tây, nhưng ông từ chối. Lấy cớ đau mắt nặng, ông bày tỏ thái độ bất hợp tác và cáo quan về lại quê hương.

Nguyễn Khuyến là một nhà Nho yêu nước. Ông là một trí thức được đào tạo theo khuôn mẫu đạo đức của Nho gia. Trong một thời buổi bình yên chắc chắn Nguyễn Khuyến sẽ trở thành một vị quan thanh liêm, mẫu mực.

Chứng kiến cảnh nước đã mất, nhà đã tan, ông làm rất nhiều bài thơ thể hiện tâm sự, nỗi đau của mình với non sông đất nước.

1.2. Sự nghiệp tác giả Nguyễn Khuyến

Phần lớn cuộc đời của Nguyễn Khuyến là ở nông thôn. Quê ông là một đồng chiêm nghèo trũng nước. Ông làm thơ tặng bạn bè, tặng anh vợ, tặng ông hàng thịt… làm câu đối viếng người làng, viếng người thợ rèn, mừng đám cưới, mừng nhà mới… Nguyễn Khuyến viết nhiều về con người, về thiên nhiên, cảnh vật ở nông thôn.

Nguyễn Khuyến sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Ông để lại trên tám trăm tác phẩm, trong đó chủ yếu là thơ. Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Khuyến cho thơ ca dân tộc là mảng thơ chữ Nôm, thơ trào phúng và thơ về đồng quê.

1.3. Phong cách tác giả Nguyễn Khuyến

Trước Nguyễn Khuyến, trong văn chương Việt Nam, thỉnh thoảng có những tác phẩm viết về nông thôn, những hình ảnh nông thôn nói chung còn mờ nhạt. Có thể nói, với Nguyễn Khuyến lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới thực sự đi vào văn học.

Bức tranh nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến rất đa dạng, phong phú: từ cảnh thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt, từ cuộc sống lam lũ, nghèo khổ đến cuộc sống thuần hậu chất phác của người nông dân …

Thơ ông nhuẫn nhị, tự nhiên, không hề có dấu ấn của sự gia công, gọt giũa. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến giản dị, nhưng đấy là cái giản dị của một pháp sư ngôn từ.

Tiếng cười trong thơ trào phúng của ông chủ yếu mang tính chất tự trào, sâu sắc trong cái nhìn phê phán xã hội, hóm hỉnh mà đau đớn khôn nguôi.

Sáng tác của Nguyễn Khuyến chủ yếu xoay quanh ba mảng đề tài chính:

  • Bộc bạch tâm sự của bản thân
  • Viết về con người, cảnh vật, cuộc sống ở quê hương – một vùng đông chiêm nghèo ở Bắc Bộ.
  • Chế giễu, đả kích những kẻ tham lam ích kỉ, tùy thời, cơ hội lúc bấy giờ.

2.Tác phẩm Khóc Dương Khuê

2.1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ ra đời khi Nguyễn Khuyến hay tin người bạn thân của mình – Dương Khuê – qua đời. Nguyễn Khuyến tự dịch từ bài thơ bằng chữ Hán của mình Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư.

2.2. Tiểu sử Dương Khuê

Tác giả Dương Khuê - Khóc Dương Khuê

☼ Cuộc đời

Dương Khuê (1839 – 1902), tự Giới Nhu, hiệu Vân Trì, người làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, Tỉnh Hà Đông, nay là huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho.

Dương Khuê đỏ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1868) đời Tự Đức, được bổ chức Trí phủ Bình Giang (Hải Dương) rồi thăng Bố chánh.

Con đường làm quan của ông cũng lắm thăng trầm. Trước khi cáo quan về trí sĩ (lúc ông 58 tuổi), ông giữ đến chức Tổng đốc Nam Định – Ninh Bình, được thăng hàm Thượng thư.

☼ Sự nghiệp

Dương Khuê sáng tác Vân Trì thì thảo (Bản thảo thơ Vân Trì) và một số thơ văn, câu đối, trướng, … Dương Khuê là một viên chức của buổi giao thời, đường làm quan không mấy thuận buồm xuôi gió. Là bạn thân của Nguyễn Khuyến, cũng xin về hưu trước tuổi, vì thế tâm sự của ông ít nhiều cũng gặp Nguyễn Khuyến.

Dương Khuê là một cây bút tài năng, ông đã khai thác chất nhạc của ca trù với tất cả tâm hồn mình. Ông đã có công góp phần hoàn chính thể hát nói và nâng nghệ thuật ca trù lên trình độ khuôn mẫu.

2.3. Thể loại Tác phẩm Khóc Dương Khuê

Song thất lục bát, rất phù hợp với hoàn cảnh và cảm xúc của tác giả

2.4. Bố cục Tác phẩm Khóc Dương Khuê

Bố cục của bài thơ Khóc dương khuê thành 4 phần

  • Phần 1 (2 câu đầu): Cảm xúc ban đầu khi nghe tin bạn mất.
  • Phần 2 (20 câu tiếp theo): Hồi ức về bạn
  • Phần 3 (12 câu tiếp theo): Nỗi đau mất bạn
  • Phần 4 (4 câu cuối): Lời khóc bạn

II. Tìm hiểu Khóc Dương Khuê 

1. Cảm xúc ban đầu khi nghe tin bạn mất (2 câu đầu).

  • Xưng hô: thể hiện sự trân trọng.
  • Nghệ thuật: nói giảm, nói tránh: thôi đã thôi rồi.

→ Cảm giác bàng hoàng, thảng thốt, ngậm ngùi đau đớn khi nghe tin bạn mất.

2. Hồi tưởng lại kỉ niệm với bạn (20 câu tiếp theo).

  • Cùng lặn lội chốn trường thi.
  • Cùng đi chơi, nghe hát
  • Cùng thưởng rượu
  • Cùng sáng tác thơ văn.
  • Cùng cảnh sống chật vật chốn quan trường.

→ Kỉ niệm được tái hiện từ khi còn trẻ đến lúc về già, được gợi ở nhiều phương diện khiến tình bạn ở đây không còn là tình bạn bình thường, mà đó là tình bạn tri âm tri kỉ, cao khiết và gắn bó theo thời gian.

3. Nỗi đau mất bạn (12 câu tiếp theo)

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời”: nỗi đau đớn khi trở về thực tại.

“Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác, / Tôi lại đau trước bác mấy ngày”: thấy sự ra đi của bạn là phi lí → càng phi lí, nỗi đau càng lớn.

“Ai chẳng biết chán đời là phải, / Sao vội vàng đã mãi lên tiên”: tâm lí của người già: không sợ chết, chỉ sợ sự cô độc, lẻ loi.

“Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua./ Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, / Viết đưa ai, ai biết mà đưa./ Giường kia treo cũng hững hờ,/ Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”: nghệ thuật trùng điệp.

  • Năm từ phủ định “không” để diễn tả cái “không” lớn nhất: không còn bạn tri âm.
  • Rượu, thơ, đàn…: những thú vui tao nhã trở nên vô nghĩa khi không còn bạn.
  • Điển cố, điển tích “giường kia…”, “đàn kia…”: vừa trang trọng vừa cụ thể hóa nỗi đau mất bạn.

→ Cách diễn tả trùng điệp, dùng điển tích, điển cố, nhịp thơ dồn dập, diễn tả tâm trạng đau đớn, mất mát, nỗi tiếc thương khôn nguôi của nhà thơ trước sự ra đi của bạn.

4. Lời khóc bạn (4 câu cuối)

  • “Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở, / Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương”: cấu trúc điệp: chấp nhận mất bạn, thương bằng nỗi nhớ.
  • “Hạt lệ như sương”: ít ỏi, chắt chiu → hạt lệ của một người đã trải nghiệm nhiều đau khổ trong đời.

→ Tiếng khóc âm thầm, lặng lẽ lặng vào trong tim. Khóc cho bạn mà cũng là khóc cho số phận mình trong xã hội đương thời.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

  • Ngôn ngữ thơ bình dị mộc mạc
  • Cảm xúc thơ chân thành
  • Cả chủ thể trữ tình (Nguyễn Khuyến) lẫn nhân vật trong thơ trữ tình (Dương Khuê ) đều là những biểu tượng cho tình bạn thắm thiết, cao đẹp
  • Nghệ thuật lặp ngôn từ của một bậc thầy, chứng tỏ sự giàu có, phong phú tiếng việt
  • Kết hợp điêu luyện mạch tự sự với mạch trữ tình, chan chứa tình cảm

2. Nội dung

Bài thơ là tiếng khóc chân thành thống thiết trước sự ra đi của người bạn thân. Qua tiếng khóc ấy, ta nhận ra một tình bạn tri âm tri kỉ, gắn bó một cách giản dị, tự nhiên mà bền đẹp, thủy chung, son sắt.

Chúc các bạn học tốt Bài thơ Khóc Dương Khuê

Biên Tập_ Dân Khối C

Related Posts

About The Author

Add Comment