Đề trắc nghiệm và đáp án – Lịch sử lớp 12 bài 23

Giải Phóng Hoàn Toàn Miền Nam (1973 – 1975)

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM LỊCH SỬ 12 BÀI 23

 1. ​Hội nghị lần thứ 21 và Chiến thắng Đường 14-Phước Long

  • Tháng 7-1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 nêu rõ nhiệm vụ cơ bản cách mạng miền Nam là tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ bằng con đường cách mạng bạo lực, kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao
  • Thực hiện Nghị quyết 21, từ cuối 1973, quân dân miền Nam đánh trả địch, mở rộng vùng giải phóng
  • Quân dân ta đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh Đường 14-Phước Long (từ tháng 12-1974 đến 6-1-1975), giải phóng đường 14 và toàn tỉnh Phước Long.
  • Tình hình thay đổi mau lẹ, so sánh lực lượng ngày càng chuyển biến có lợi cho ta. Trên cơ sở đó, Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam
Chien-thang-duong-14

 ​2. Giải phóng hoàn toàn miền Nam

a. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam.

  • Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cuối 1974 đầu 1975, đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975-1976.
  • Hội nghị nhấn mạnh, “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975″
  • Cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.

b. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

* Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-3 đến 24-3)

  • Nguyên nhân:- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của ta, nên địch bố trí lực lượng đây mỏng…
    • Diễn biến:
  • Ngày 43, ta đánh nghi binh ở Pleiku
  • Ngày 10-3, ta tiến công Buôn Ma Thuột🡪 12-3, địch phản công nhưng thất bại🡪 quân địch hỗn loạn
  • Ngày 14-3, địch rút khỏi Tây Nguyên, bị quân ta truy kích
  • Ngày 24-3, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng
    • Ý nghĩa:
  • Mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân, ngụy quyền
  • Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ từ tiến công chiến lược sang

Tổng tiến công chiến lược

* Chiến dịch Huế Đà Nẵng (từ 21-3🡪 29-3)

  • Ngày 21-3, ta tấn công Huế, chặn đường rút chạy của địch.
  • Ngày 26-3, giải phóng thành phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.
  • Ngày 29-3, quân ta tiến công Đà Nẵng và đến 3 giờ chiều Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng
  • Cuối tháng 3 đầu tháng 4, giành chính quyền ở các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên, một số tỉnh Nam Bộ…
  • Ý nghĩa: Gây nên tâm lý tuyệt vọng trong quân đội Sài Gòn. Đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của nhân dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo
Chien-dich-Ho-Chi-Minh

* Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-4🡪 30-4)

  • Hoàn cảnh: Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh
  • Diễn biến:
  • 17 giờ ngày 26-4, Chiến dịch HCM bắt đầu, 5 cách quân của ta vượt qua tuyến phòng thủ ngoài, tiến vào trung tâm thành phố
  • 10 giờ 45 phút ngày 30-4, xe tăng ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ Chính phủ Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

–  + 11 giờ 30 phút ngày 30-4, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

  • Ý nghĩa: Chiến dịch HCM toàn thắng đã tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam ngày 2-5-1975.

 ​3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chống Mỹ.

a. Nguyên nhân thắng lợi

  • Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt.
  • Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh đáp ứng kịp thời các yêu cầu chiến đấu cả hai miền.
  • Sự đoàn kết giúp đỡ nhau của 3 dân tộc ở Đông Dương. Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN. Phong trào nhân dân thế giới phản đối chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ.

b. Ý nghĩa lịch sử

  • Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước
  • Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH
  • Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới
  • Mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất…
Câu hỏi thêm: So sánh các chiến lược chiến tranh của Mĩ từ 1954- 1975, qua đó để thấy được cuộc chiến tranh ngày càng được tăng cường.
* Chiến tranh ngày càng tăng cường:– 1954-1960: Mĩ thực hiện “Chiến tranh đơn phương” do Tổng thống Einsihower đề ra, chỉmới dựng lên chính quyền tay sai, che đậy bản chất xâm lược.
– 1961-1965: “Chiến tranh đặc biệt” do Tốn thống Kennedy (từ cuối 1963 là TT Johnson) đã được tăng cường bằng việc đưa cố vấn quân sự Mĩ vào miền Nam, ra sức xây dựng quân đội Sài Gòn với vũ khí hiện đại và triển khai nhiều chiếnthuật mới như “trực thăng vận, thiết xa vận”, lập “ấp chiến lược”, phong tỏa miền Bắc…
– 1965- 1968: “Chiến tranh cục bộ” do T T Johnson thực hiện đã tăng cường quy mô hơn. Quân đội Mĩ và Đồng minh Mĩ trực tiếp vào miền Nam với lực lượng tinh nhuệ nhất, số lượng quân cao nhất, tiến hành nhiều cuộc hành quân tìmdiệt, bình định tàn bạo. Đồng thời chính thức mở rộng bắn phá miền Bắc.
– 1969-1972: “Việt Nam hóa chiến tranh” do TT Nixon đề ra là bước leo thang cao nhất của cuộc chiến. Mĩ từng bước rút quân nhưng vẫn để lại một bộ phận quan trọng nhất của không quân, hải quân và hậu cần. Từ chỗ chiến tranh chỉ diễn ra ở Việt Nam, Mĩ đã mở rộng ra toàn Đông Dương. Từ chỗ bắn phá miền Bắc trong phạm vi hẹp đếnmở rộng với vũ khí hiện đại hơn, số lượng bom ném xuống nhiều hơn…
Câu hỏi thêm: Từ 1954-1975, thắng lợi nào đã… (đánh bại, chứngtỏ, mở ra, buộc Mĩ)… Nêu nguyên nhân-diễn biến-kết quả-ý nghĩa thắng lợi đó.
* Đồng KhởiĐánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương”Chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
* Ấp Bắc (1- 1963)Đánh dấu sự phá sản chiến thuật “trực thăng vận, thiết xa vận”Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng thắng Mĩ.
* Vạn Tường (18-8-1965)Được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ và Đồng minhMở ra khả thắng Mĩ về quân sự trong “Chiến tranh cục bộ”
* Tổng tiến công chiến lược 1972– Buộc Mĩ phải rút quân về nước, thừa nhận thấtbại “Chiến tranh cục bộ”, tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược VN.
* “Điện BiênPhủ trên không”– Buộc Mĩ phải chấm dứt phá hoại miền Bắc, kíHiệp định Pari
* Chiến dịch đường 14-PhướcLong– Chứng tỏ sự trưởng thành của quân ta, sự suy yếu của quân đội Sài Gòn (ngụy quân), khả năngcan thiệp trở lại rất hạn chế của Mĩ.
* Chiến dịch Tây Nguyên– Đưa cuộc kháng chiến phát triển từ thế tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lượctrên toàn miền Nam.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 BÀI 23

Câu 1: Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tháng 7/1973, đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là

A. Tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược, sử dụng con đường hòa bình.

B. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sử dụng con đường bạo lực.

C. Tiếp tục đấu tranh hòa bình đòi Mĩ thi hành Hiệp định Pari

D. Tiếp tục đấu tranh chống ngụy Sài Gòn trên mặt trận quân sự.

Câu 2: Chiến thắng nào đã tác động đến quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (từ 18/12/1974 đến 9/1/1975)?

A. Chiến thắng Buôn Ma Thuột.

B. Chiến thắng Tây Nguyên.

D. Chiến thắng Đường 14 – Phước Long.

C. Chiến thắng Quảng Trị.

Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về chiến thắng Đường 14 – Phước Long (cuối năm 1974 – đầu năm 1975)?

A. Là đòn thăm dò chiến lược quan trọng, cho thấy khả năng thắng lớn của quân ta.

B. Là chiến thắng quyết định sự thất bại của quân đội Sài Gòn.

C. Là chiến thắng cho thấy khả năng can thiệp trở lại của Mĩ là rất lớn.

D. Là chiến thắng đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam do Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975?

A. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.

B. Tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.

C. “Nếu thời cơ đến vào đầu cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

D. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1974 và 1975.

Câu 5: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã trải qua ba chiến dịch lớn là:

A. Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.

C. Tây Nguyên, Huế, Hồ Chí Minh.

B. Tây Nguyên, Quảng Nam, Huế – Đà Nần 

D. Tây Nguyên, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh

Câu 6: Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định chọn địa bàn tiến công mở đầu

trong năm 1975?

A. Tây Nguyên.

B. Huế.

C. Đà Nẵng.

D. Sài Gòn

Câu 7: Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975 vì đây:

A. Là nơi thế và lực của địch mạnh nhưng cơ sở hậu cần của ta lớn.

B. Là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều muốn nắm giữ.

C. Là nơi địch bố phòng chặt chẽ, tập trung đông quân chủ lực.

D. Là nơi tập trung cơ quan đầu não của địch.

Câu 8: Trận then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên (tháng 3/1975) là:

A. Pleiku.

B. Kon Tum.

C. Buôn Ma Thuột.

D. Gia Lai.

Câu 9: Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam trong năm 1975 đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam?

A. Chiến thắng Phước Long. 

B. Chiến thắng Tây Nguyên.

D. Chiến thắng Quảng Trị.

C. Chiến thắng Huế – Đà Nẵng.

Câu 10: Căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954- 1975) là:

A. Huế.

B. Đà Nẵng

C. Tây Nguyên.

D. Sài Gòn.

Câu 11: Sự kiện nào báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975)?

A. Ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập.

B. Ngày 28/4, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

C. Ngày 30/4, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.

D. Ngày 26/4, quân ta tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.

Câu 12: Tỉnh cuối cùng được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là:

B. Phan Rang.

C. Sài Gòn.

D. Châu Đốc.

A. Xuân Lộc. Câu 13: Thắng lợi đó “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế lớn và tính thời đại sâu sắc”. Đó là thắng lợi nào?

A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954.

C. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ năm 1975.

D. Thắng lợi của chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

Câu 14: Điếm khác nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì?

A. Được mở khi ta đã giành quyền chủ động trên chiến trường.

B. Là hai trận đánh quyết định, đỉnh cao của hai cuộc kháng chiến.

C. Huy động lực lượng đến mức cao nhất.

D. Địa bàn diễn ra ở vùng rừng núi.

Câu 15: Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của cách mạng miền Nam, chiến đập tan căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn?

A. Chiến dịch Phước Long.

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.

B. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng.

D. Chiến dịch Tây Nguyên.

Câu 16: Từ thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược (1945 – 1975)

đã chứng minh chủ trương đánh lâu dài của Đảng ta chủ yếu là nhằm:

A. Tạo thế và lực để các đế quốc công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

B. Chuẩn bị lực lượng tổng phản công giành thắng lợi nhanh chóng.

C. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của kẻ thù.

D. Giành thắng lợi từng bước, tiến lên tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định.

Câu 17: Hiệp định Pari về Việt Nam (27/1/1973) được kí kết có ý nghĩa gì?

A. Đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam

B. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

C. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

D. Góp phần làm thay đổi so sánh lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng.

Câu 18: Các chiến lược chiến chiến tranh Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954 – 1975) đều sử dụng thủ đoạn:

A. Viện trợ về kinh tế.

C. Xây dựng quân đội Mĩ làm nòng cốt.

B. “Tìm diệt” và “bình định”.

D. Mở rộng chiến tranh toàn Đông Dương.

Câu 19: Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam đều:

A. Mở ra yên mới cho lịch sử dân tộc.

B. Mở ra bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc thế kỉ XX.

C. Kết thúc cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

D. Có ý nghĩa quyết định hoàn thành nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.

Câu 20: Hình thức phát triển của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1945 – 1975) là:

A. Chủ động tiến công bao vây địch rồi tiến hành phản công và tiến công chiến lược.

B. Từ tiến công chính trị của quần chúng nhân dân đến nổi dậy của lực lượng vũ trang. C. Từ đấu tranh chính trị phát triển lên khởi nghĩa từng phần rồi chiến tranh cách mạng. D. Kết hợp khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ đến tổng khởi nghĩa.

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 BÀI 23

1- B; 2-D; 3 – A; 4-D; 5- A; 6 – A; 7-B; 8-C; 9-B; 10- B; 11-C; 

12 – D; 13 – C; 14-D; 15 – B; 16-D; 17 – D; 18 – A; 19 – A; 20-C

Chúc các bạn học tốt môn Lịch sử

Biên Tập_ Dân Khối C

Related Posts

About The Author

Add Comment