Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 – 1945 – Lớp 11

I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945

1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

Ba giai đoạn của quá trình hiện đại hoá:

a. Giai đoạn 1: từ 1900 – 1920.

Hiện đại hoá giai đoạn này đề ra yêu cầu phát triển nền văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ. Tuy nhiên, phần lớn những truyện ngắn, tiểu thuyết thời kì này còn vụng về, non nớt. Thơ văn thì có đổi mới về nội dung, tư tưởng, còn hình thức nghệ thuật nhìn chung vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại.

b. Giai đoạn 2: từ 1920 – 1930.

Nhìn tổng quát, nền văn học nước ta giai đoạn này đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận trong quá trình hiện đại hoá. Tuy nhiên nhiều yếu tố văn học trung đại vẫn tồn tại phổ biến ở nhiều thể loại từ nội dung đến hình thức.

c. Giai đoạn thứ 3: từ 1930 – 1945.

Hiện đại hoá đã diễn ra trên mọi mặt của hoạt động văn học, làm biến đổi toàn diện và sâu sắc diện mạo nền văn học Việt Nam.

2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

a. Bộ phận văn học công khai

Là văn học tồn tại và phát triển trong pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến.

Phân hóa thành nhiều xu hướng, trong đó có hai xu hướng chính.

  • Văn học lãng mạn với những đặc trưng nổi bật:
  • Văn học hiện thực với những đặc trưng nổi bật:

b. Bộ phận văn học không công khai

Đó là bộ phận văn học cách mạng của các chí sĩ, các chiến sĩ và cán bộ cách mạng, được sáng tác trong tù, ở nước ngoài.

Tuy có thời gian được lưu hành công khai trong những hoàn cảnh đặc biệt (văn thơ Đông Kinh nghĩa thục, thời kì Mặt trận dân chủ Đông Dương 1936 – 1939…) nhưng chủ yếu văn thơ yêu nước và cách mạng bị đặt ra ngoài vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Bởi đó là tiếng nói và khát vọng của quần chúng cách mạng, chiến sĩ và cán bộ cách mạng.

Văn học được coi là vũ khí tư tưởng sắc bén chiến đấu với kẻ thù dân tộc

Văn học yêu nước ngày càng phát triển theo phong trào yêu nước cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Đánh thẳng vào thực dân phong kiến, nói lên tình yêu nước nồng nàn, khát vọng chiến đấu hi sinh để giành độc lập tự do cho Tổ quốc và niềm tin tất thắng vào tương lai đất nước và cách mạng.

Thơ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng sáng ngời hình ảnh người chí sĩ cách mạng hiên ngang, bất khuất, hào hùng.

Thơ Hồ Chí Minh, Tố Hữu khắc hoạ thành công hình ảnh người chiến sĩ cộng sản – con người mới của thời đại sắn sàng hi sinh vì lí tưởng cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc (Từ ấy, Ngục Kông Tum, Nhật kí trong tù).

Quá trình hiện đại hoá gắn liên với quá trình cách mạng hoá.

Hai bộ phận trên rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau từ khuynh hướng tư tưởng đến quan điểm nghệ thuật nhưng trong thực tế, chúng vẫn ít nhiều tác động, có khi chuyển hoá lẫn nhau để cùng phát triển. Điều đó tạo nên tính chất đa dạng, phong phú, phức tạp của văn học Việt Nam trong một thời kì lịch sử.

3. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng.

Văn học phát triển cả về số lượng và chất lượng

Nguyên nhân:

  • Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biện
  • hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.
  • Ngoài ra phải kể đến sự thức tỉnh ý thức cá nhân của tầng lớp trí thức Tây học.
  • Lúc này văn chương trở thành một thứ hàng hoá và viết văn là một nghề có thể kiếm

sống.

II. Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam  từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945

1. Về nội dung, tư tưởng 

Văn học Việt Nam có 2 truyền thống lớn: Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo.

→ Nhân tố mới: Phát huy trên tinh thần dân chủ.

2. Về thể loại và ngôn ngữ văn học

Văn xuôi.

  • Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ra đời. đến những năm 30 được đẩy lên một bước mới.
  • Truyện ngắn đạt được thành tựu phong phú và vững chắc.
  • Phóng sự ra đời đầu những năm 30 và phát triển mạnh.
  • Bút kí, tuỳ bút, kịch, phê bình VH phát triển.

Thơ ca: Là một trong những thành tựu văn hóa lớn nhất thời kì này

Lí luận phê bình.

Ngôn ngữ, cách thể hiện, diễn đạt, trình bày.

  • Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm, lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, qui phạm nghiêm ngặt của văn học trung đại.

→ Kế thừa tinh hoa của truyền thống văn học trước đó.

Mở ra một thời kì văn học mới: Thời kì văn học hiện đại.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

  • Văn học thời kì này đạt được những thành tựu hết sức to lớn ,gắn liền với kết quả cách tân về thể loại ngôn ngữ.
  • Có được những thành tựu nói trên chủ yếu là do sức sống tiềm tàng,mãnh liệt của dân tộc được nuôi dưỡng và phát triển trong các phong trào yêu nước cách mạng và sự thức tỉnh ‘trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân.

2. Nội dung

  • Văn học từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có 3 đặc điểm cơ bản.
  • Thành tựu chủ yếu của giai đoạn văn học này đã kế thừa và phát huy những truyền thống lớn sâu sắc nhất của văn học Việt Nam :chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo đồng thời đêm đến cho văn học những đóng góp mới của thời đại :tinh thần dân chủ.

Chúc các bạn học tốt Bài Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 – 1945

Biên Tập_ Dân Khối C

Related Posts

About The Author

Add Comment