Đô – xtôi – ép – xki

I. Khái quát về tác giả và tác phẩm 

1.Tác giả Xtê-phan Xvai-gơ

Đô-xtôi-ép-xki

1.1. Vài nét tiểu sử về tác giả Xtê-phan Xvai-gơ

Xtê-phan Xvai-gơ (1881 – 1942) là một nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch và nhà viết tiểu sử người Áo gốc Do Thái nổi tiếng trên thế giới.

Không tìm thấy động lực rõ ràng, ông bỏ học sớm. Việc học của ông chỉ bắt đầu khi ông đi qua nhiều nước ở châu Âu và kết giao với nhiều nhân vật quan trọng vào thời đại của ông.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, vì lý do sức khỏe yếu, ông không phải ra mặt trận mà được làm thủ thư, phụ trách quản lý tư liệu chiến tranh. Nhưng chỉ đến khi sống một thời gian ngắn gần trận tuyến, ông mới nhận ra sự điên rồ của chiến tranh, và từ đó trở thành người cổ vũ mạnh mẽ cho hoà bình.

Đến thập niên 1930, ông là một tác giả có tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất.

Năm 1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Ông và người vợ thứ 2 phải vượt Đại Tây Dương sang Hoa Kỳ, định cư tại Thành phố New York năm 1940.

Ngày 22 tháng 8 năm 1940, Xvai-gơ và vợ di cư tới Brasil,

Tháng 2 năm 1942, trong thời gian lễ hội ở Rio de Janeiro (Brasil), vì tâm trạng cô đơn và mệt mỏi, Ông và vợ của mình cùng nhau tự tử.

1.2. Sự nghiệp văn học 

Là một người từng đi qua nhiều xứ sở, giao du rộng rãi, lại kết hợp được kiến thức uyên bác với một sự cảm nhận độc đáo trước tác phẩm, một mối đồng cảm trước số phận của người nghệ sĩ nên Xvai-gơ đã dựng nên được những chân dung văn học đầy ấn tượng.

Là một nhà văn có sức làm việc mạnh, ông đã viết nhiều tập tiểu sử (như quyển Ba bậc thầy: Đô-xtôi-ép-xki – Ban-dắc – Đích-ken), thêm truyện dài và truyện ngắn. Ông được ca ngợi là có óc phân tích tâm lý độc đáo, và có tài chắt lọc bỏ ra những tiểu tiết khiến cho những tập tiểu sử của ông đọc hấp dẫn như tiểu thuyết.

Đến thập niên 1930, ông là một tác giả có tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất.

2. Tác phẩm “Đô-xtôi-ép-ki”

2.1. Vị trí đoạn trích 

Tiểu luận về Đô-xtôi-ép-xki trích trong cuốn Ba bậc thầy: Đô-xtôi-ép-xki – Ban-dắc – Đích-ken. Phần về Đô-xtôi-ép-xki gồm 10 mục, trong đó đoạn trích nằm ở cuối phần Bi kịch cuộc đời.

2.2. Bố cục tác phẩm “Đô-xtôi-ép-ki”

Phần 1: Từ đầu đến “…hàng thế kỉ dằn vặt” → Số phận nghiệt ngã của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.

Phần 2: “… Cuối cùng…” đến “…cái đầu của người bị hành khổ này” → Nghị lực lao động không mệt mỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn và bệnh tật.

Phần 3: Còn lại → Cái chết của ông và sự thương xót, yêu mến, khâm phục mà nhân dân dành cho ông, tác dụng to lớn tỏa ra từ cuộc đời và văn chương của ông đối với nước Nga.

 2.3. Tóm tắt tác phẩm “Đô-xtôi-ép-ki”

Đô-xtôi-ép-ki là một trong những nhà văn tài ba của nước Nga ông dành cả đời để đấu tranh vì chính nghĩa đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho tác giả Xtê- van Xvai-gơ_ nhà văn, nghệ sĩ đa tài quốc tịch Áo gốc người Do Thái. Xtê-van Xvai-gơ trong bài viết “Đô-xtôi-ép-ki” đã dùng ngòi bút của mình để ca ngợi tài năng của bậc tiền bối song đồng thời cũng phê phán chế độ Nga hoàng thối nát ở thời điểm đó. Trước hết, tác giả kể những khó khăn về vật chất và tinh thần cùng với sự cố gắng, nỗ lực vượt qua của Đô-xtôi-ép-ki. Nội dung chính thứ hai mà tác giả đề cập đến là những vinh quang và sự cay đắng trong cuộc đời của nhân vật từ đó làm nổi bật cho luận điểm thứ ba nói về cái chết và sự cảm thương ,tiếc nuối, đau buồn của nhân dân Nga dành cho Đô- Xtôi-ép-ki. Bên cạnh đó nhà văn còn cho ta thấy được sức ảnh hưởng to lớn từ giá trị văn chương của ông đến cả xã hội và nhân dân Nga. Với việc sử dụng cấu trúc tương phản đối lập, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ tác phẩm đã cho ta một cái nhìn sâu sắc, toàn diện về đại văn hào Nga- một đấng cứu thế chịu tội thay cho cả nước Nga.

2.4. Nội dung tác phẩm Đô-xtôi-ép-ki

Cuộc đời đầy rẫy những cay đắng, tủi nhục, nghiệt ngã và khổ đau cùng cực của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.

Ca ngợi nghị lực phi thường mà không phải ai cũng có và một tình yêu tổ quốc của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki

2.5. Nghệ thuật tác phẩm Đô-xtôi-ép-ki

Xvai-gơ đã tái hiện lại cuộc đời của đại thi hào Nga Đô-xtôi-ép-xki bằng những chi tiết đắt giá và sinh động.

Nghệ thuật đối lập: giữa nghiệt ngã-vĩ đại từ đó đã làm nổi bật được con người và tính cách của nhà văn.

Với lối lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng.

II.Tìm hiểu tác phẩm Đô-xtôi-ép-xki

 Đô-xtôi-ép-xki

1. Tính cách và số phận của Đô – xtôi – ép – xki:

1.1. Hai thời điểm đối lập trong cuộc sống:

Thời điểm thứ nhất: kiếp sống của một kẻ lưu vong (tờ séc cuối cùng ,hiệu cầm đồ, phòng làm việc, cơn động kinh, tiền nợ )→ thời điểm của sự tuyệt vọng lớn nhất.

Thời điểm thứ hai:

  •  Trở về Tổ quốc, ″một giây hạnh phúc tuyệt đỉnh″,
  •  Những giờ phút ″xuất thần″,
  • Niềm hứng khởi trước đám đông cuồng nhiệt.
  • Sau đó là cái chết khi ″sứ mệnh đã  hoàn thành″, trong tình cảm anh em của tất cả các giai cấp và tất cả các đẳng cấp của nước Nga.

1.2. Những mâu thuẫn trong thiên tài Đô-xtôi-ép-xki:

  • Những tình cảm mãnh liệt >< trong cơ thể yếu đuối của con bệnh thần kinh;
  • Con người mang trái tim vĩ đại >< phải tìm đến những cơ hội thấp hèn, bị giày vò vì hoàn cảnh.
  • Số phận vùi dập thiên tài >< nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và tự đốt cháy trong lao động.
  • Vinh quang tột đỉnh của Đốt >< cũng vẫn gắn với đau khổ.
  • Người bị lưu đày biệt xứ – đau khổ một mình  >< sứ giả của xứ sở mình.

2. Cấu trúc tương phản ở nhiều cấp độ:

Trong nội bộ một câu, hoặc giữa hai vế, giữa hai từ ngữ. Ví dụ :

  •  Nước Nga tiếng gọi vĩnh cửu của niềm tuyệt vọng của ông..,
  •  Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông.

Trong từng đoạn. Ví dụ :

  • Hai hệ thống hình ảnh trái ngược ở đoạn từ ″Suốt đêm…tinh thần của chúng ta″.
  • Ở đây có sự đối lập: sự dằn vặt của cuộc sống hằng ngày  ><  những tác phẩm đồ sộ, thế giới tinh thần.

Sự đối lập giữa những chi tiết hèn mọn về đời thường >< với những hình ảnh cao cả khác thường của khát khao sáng tạo của thiên tài

3. Biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ:

So sánh:

  •  ″tác phẩm…là rượu ngọt″,
  •  ″đếm các ngày như trước đây đếm cái cọc của trại giam″,
  • ″trở về như một kẻ hành khuất″,
  • ″lời như sấm sét″.

Ẩn dụ:

  •  ″quả đã được cứu thoát, vỏ khô rụng xuống″,
  • ″thành phố ngàn tháp chuông″. 

→ Những hình ảnh so sánh và ẩn dụ có hệ thống ở đây đều thuộc lĩnh vực tôn giáo, hoặc những lực lượng siêu nhiên.

→ Mục đích: từ chỗ mô tả như một con người khốn khổ, bị chà đạp, nâng lên thành một vị thánh, một con người siêu phàm

4.  Biện pháp tô đậm chân dung văn học:

Gắn hình tượng con người trên khung cảnh rộng lớn.

  • Cái nền Đô-xtôi-ép-xki xuất hiện: hình ảnh xã hội Nga đương thời.
  • Thiên tài bị đè nén bởi số phận, nhưng cũng có thể tác động trở lại số phận, không chỉ số phận mình mà của cả dân tộc, thời đại: Hình ảnh nước Nga ở nửa đầu và cuối đoạn trích.

Chúc các bạn học tốt bài Đô-xtôi-ép-xki

Biên Tập_ Dân Khối C

Related Posts

About The Author

Add Comment