TÓM TẮT: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – NGUYỄN THI

I. Tóm tắt Những đứa con trong gia đình chi tiết

1. Tóm tắt Những đứa con trong gia đình chi tiết 01

Câu chuyện kể về Chiến và Việt những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắc với quê hương với cách mạng. Ông nội và Ba đều bị giặc giết hại, má một mình vất vả nuôi con cuối cùng cũng chết về bom đạn. Khi trưởng thành cả hai chị em đều giành nhau đi tòng quân, nhờ sự đồng tình của Chú Năm cả hai đều nhập ngũ và ra trận. Trong một trận đánh ác liệt trong rừng cao su, Việt hạ được một xe bọc thép của địch nhưng bị thương nặng phải nằm lại chiến trường, Anh lạc mất đồng đội, Anh ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại dòng hồi ức lại đưa Anh trở về những kỷ niệm thân thiết đã qua, kỷ niệm về Má, Chị Chiến, Chú Năm, về đồng đội và Anh Tánh. Sau ba ngày đêm Anh Tánh cùng đồng đội tìm thấy Việt, Việt được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến và dần bình phục. Việt muốn viết thư cho Chị gái để khoe chiến tích nhưng không biết viết như thế nào, vì Anh thấy chiến công của mình chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị và mong ước của má.

Lần thứ tư tỉnh dậy trong đầu Việt thoáng qua hình ảnh của má bơi xuồng ghé lại xoa đầu Việt, lấy xoong cơm ở dưới xuồng lên cho Việt ăn. Những giọt mưa lất phất làm Việt choàng tỉnh, Việt nhận ra chỉ có một mình mình ở đây trong cái vắng lặng của màn đêm lạnh lẽo, Việt cố bò ra nhưng chân tay không nhất lên được. Một loạt đạn súng nữa vang lên rồi lại thứ hai, Việt nhận ra những tiếng súng của đồng đội, tuy mắt không nhìn thấy gì, chân tay đau buốt tê cứng nhưng Việt vẫn sẵn sàng chiến đấu, cố gắng từng tí một lê về phía có tiếng súng của quân ta vì đó là sự sống. Sau ngày má mất ý nghĩa đi bộ đội cũng thôi thúc hệt như vậy, cả hai chị em nhất quyết tòng quân. Nhưng Chị Chiến nhất định đi trước vì cho rằng Việt còn nhỏ, nhớ lại cái đêm mít tinh ghi danh đi tòng quân ở xã. Thành cán bộ huyện đội vừa dứt lời thì hai chị em Việt giành nhau chạy lên,Việt nhanh nhảu ghi tên mình trước, chị Chiến chậm chân bật mí chuyện Việt chưa đủ 18 tuổi, anh cán bộ cầm viết rồi lại đặt xuống. Phải nhờ Chú Năm đứng ra khuyên giúp Việt mới được tòng quân, cũng ngay đêm hôm đó Chị Chiến nhắc lại lời dặn của Chú Năm là hai đứa đi tòng quân thì phải ráng học chúng bạn chúng bè. Rồi chị Chiến bàn với Việt hết thảy mọi việc trong nhà, từ việc viết thư cho Chị Hai đến việc gửi thằng Út đang ở với Chú Năm, từ việc cho các anh ở xa mượn nhà cho trường học, tới việc công ruộng thì gửi lại Chi bộ, công mía thì nhờ chú Năm để giành làm đám dỗ ba má. Việt răm rắm chấp nhận mọi sự sắp đặt của Chị Chiến bởi thấy chị Chiến nói giống má quá chừng rồi ngủ lúc nào không hay. Sáng hôm sau Chị Chiến thưa chuyện đã bàn hôm qua với Chú Năm, Chú Năm hết sức bất ngờ trước sự sắp xếp việc nhà của hai chị em. Rồi chú đưa cuốn sổ gia đình nhưng sau đó chú vẫn giữ giúp và hứa sẽ ghi chép cẩn thận mỗi khi hai chị em lập được chiến công. Chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu ít cá về làm bữa cúng má, cúng má và cơm nước xong mấy chị em chú cháu thu xếp đồ đạc rời nhà, hai chị em khiêng bàn thờ má qua gửi chú Năm. Việt cảm thấy lòng mình sao thương Chị lạ. Còn mối thù thằng Mỹ thì có thể sờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.

2. Tóm tắt Những đứa con trong gia đình chi tiết 02

Việt là chiến sĩ Giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông dân có mối thù sâu sắc với Mỹ – Ngụy: ông nội và bố bị giặc giết hại, mẹ chết vì bom đạn. Gia đình còn lại Việt, chị Chiến, thằng Út em, chú Năm và một người chị nuôi đi lấy chồng xa. Mọi việc vẻ vang và đau thương của gia đình được chú Năm ghi chép trong một cuốn sổ.

Trong một trận chiến đấu ác liệt, Việt hạ được một xe bọc thép nhưng bị thương nặng và lạc đồng đội. Việt ngất đi và tỉnh lại nhiều lần. Lần tỉnh lại thứ tư, Việt ước được gặp má. Cái cảm giác vắng lặng làm Việt sợ ma. Bỗng nghe tiếng súng của quân ta, dù chỉ còn một ngón tay cái cử động được nhưng Việt vẫn quyết tâm xung phong.

Việt nhớ lại cảnh hai chị em giành nhau đi bộ đội, nhớ chị Chiến với từng lời nói rành rọt: “Nếu giặc còn thì tao mất”. Nhớ cách sắp xếp việc nhà gọn hơ của chị: nào là trước lúc hai chị em đi bộ đội phải viết thư cho chị hai biết, nào là thằng Út em sang ở với chú Năm, nhà thì cho xã mượn làm trường học, năm công ruộng trả lại cho chi bộ, hai công mía để dành giỗ ba má, bàn thờ ba má gửi sang chú Năm. Rồi Việt nhớ chú Năm với câu hò thiết tha như một lời thề dữ dội.

Sau ba ngày, đồng đội tìm được Việt, anh đã kiệt sức nhưng một ngón tay vẫn đặt ở cò sung. Anh được điều trị và dần hồi phục. Việt muốn viết thư cho chị Chiến nhưng không muốn kể những chiến công của mình vì tự thấy chưa thấm gì với thành tích của đơn vị và những ước mong của má.

II. Tóm tắt Những đứa con trong gia đình hay nhất 

1. Tóm tắt Những đứa con trong gia đình hay nhất 01

Câu chuyện nói về hai chị em Chiến – Việt, sinh ra trong một gia đình chứa đựng nhiều nỗi đau của chiến tranh: cha bị giết bởi giặc Pháp, mẹ bị giết bởi giặc Mĩ. Khi trưởng thành, cả hai chị em đều nuôi trong mình ý chí tham gia tòng quân tiêu diệt giặc. Nhờ sự ủng hộ của chú Năm, họ đều được nhận vào quân đội và tham gia vào trận chiến. Trong một trận đánh khốc liệt tại khu rừng cao su, Việt tiêu diệt một xe bọc thép của quân Mĩ và sáu binh lính Mĩ, nhưng anh cũng bị thương nặng và lạc mất đồng đội. Việt mất ý thức và tỉnh lại nhiều lần, mỗi khi tỉnh dậy, anh nhớ về gia đình và những người thân yêu. Đoạn trích tái hiện lần tỉnh dậy thứ tư của Việt trong đêm thứ hai. Tuy bản thân vị thương rất nặng nhưng Việt vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và cố gắng di chuyển về phía có tiếng súng của quân ta vì phía đó “là sự sống”. Việt nhớ lại ngày má mất. Nhớ ngày cả hai chị em mong mỏi tòng quân, nhưng Chị Chiến nhất định giành đi trước vì cho rằng Việt chưa đủ 18 tuổi. Đến đêm mít tinh, Việt nhanh nhảu hơn đã ghi tên mình trước. Chị Chiến chậm chân nên đã tiết lộ chuyện Việt chưa đủ 18 tuổi. Nhờ có chú Năm đứng ra xin giúp, Việt mới được tòng quân. Vào đêm hôm ấy, chị Chiến bàn bạc với Việt về mọi việc trong nhà. Việt răm rắp chấp nhận mọi sự sắp đặt của chị Chiến, vì Việt thấy chị Chiến nói giống má quá. Sáng hôm sau, hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. Việt cảm thấy lòng mình “thương chị lạ”. Sau ba ngày đêm, đơn vị đã tìm thấy Việt. Việt được đưa về điều trị tại bệnh viện dã chiến, sức khỏe hồi phục dần. Anh Tánh dục Việt viết thư cho chị kể lại chiến công của mình. Việt rất nhớ chị, muốn viết thư nhưng không biết viết như thế nào vì Việt cảm thấy chiến công của mình chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị và mong ước của má.

2. Tóm tắt Những đứa con trong gia đình hay nhất 02

Câu chuyện kể về một chiến sĩ giải phóng quân anh dũng kiên cường. Việt xuất thân từ một gia đình nông dân là người con của Nam Bộ chất phác và thật thà. Việt sinh ra trong một gia đình đầy mất mát và đau thương, ông nội và bố đều bị giặc giết hại, mẹ Việt một mình vất vả nuôi các con nhưng rồi mẹ cũng hi sinh vì bom đạn. Gia đình còn lại Việt, Chị Chiến, Út em, chú Năm và một người Chị nuôi lấy chồng xa. Chị em Việt được chú Năm chăm lo và dạy dỗ lớn lên với lòng căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm trả thù nhà. Cả Việt và Chị Chiến đều được tham gia tòng quân dù Việt chưa đủ 18 tuổi. Việt đối đầu với giặc Mỹ, anh bị thương rất nặng, bị thất lạc đồng đội giữa rừng cao su mênh mông đầy bóng tối. Việt ngất đi và tỉnh lại nhiều lần, mỗi lần tỉnh dòng hồi ức lại đưa anh về những kỷ niệm thân thiết đầy yêu thương, anh nhớ về má, nhớ về chú Năm và đặc biệt Việt nhớ Chị Chiến. Hai chị em từng tranh nhau ghi tên tòng quân rồi đêm trước khi lên đường Chị Chiến đã tính đâu ra đấy thu xếp gọn gàng mọi việc lớn nhỏ trong nhà, bàn thờ má thì gửi qua chú Năm, thằng Út em cũng nhờ chú trông nom dạy dỗ. Chị Chiến rất giống má vừa khéo léo lại vừa đảm đang, mọi việc Chị sắp xếp Việt đều nghe theo. Thất lạc sau ba ngày đơn vị tìm được Việt và đưa Anh về chữa trị, sức khỏe Việt đã dần hồi phục, anh Tánh tiểu đội trưởng dục Việt viết thư cho chị Chiến kể về chiến công nhưng Việt cảm thấy những điều đó chưa có gì là lớn lao sao với thành tích của đơn vị và mong ước của má bấy lâu nay.

II. Tóm tắt Những đứa con trong gia đình ngắn nhất

1. Tóm tắt Những đứa con trong gia đình ngắn nhất 01

Truyện kể về những đứa con trong một gia đình có truyền thống cách mạng – Việt và Chiến. Ba má hai chị em chết trong chiến tranh, hai chị em lớn lên trong sự dìu dắt đùm bọc của Chú Năm, sau này là lớn lên trong đoàn thể, đồng đội, hai chị em đã tiếp nối truyền thống hào hùng của gia đình: cùng vào bộ đội để trả thù cho ba má. Trong một trận đánh lớn ở rừng cao su, Việt bị thương đã ngất đi hết mê lại tỉnh, Việt nhớ nghĩ về những sự việc đã qua. Truyện được kể qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi anh bị thương nằm lại ở chiến trường. Lần thứ nhất tỉnh, Anh bò đi tìm đồng đội. Lần thứ hai anh nhớ chuyện đi soi ếch, chuyện chú Năm, chuyện cuốn sổ gia đình. Lần thứ ba nhớ chuyện cái ná thun, nhớ chuyện ba má hi sinh. Lần thứ tư nhớ chuyện đi bộ đội của hai chị em. Sau đó đồng đội tìm được Việt, đưa anh vào chữa trị ở quân y. Lúc vết thương sắp lành, anh Tánh đề nghị Việt viết thư cho Chiến chuyện của anh nhưng Việt còn chần chừ vì thấy chiến công của mình chưa thấm gì với thành tích của đơn vị và chưa đáp ứng được nguyện vọng của ba má.

2. Tóm tắt Những đứa con trong gia đình ngắn nhất 01

Truyện kể về anh tân binh Việt, bị thương trong một trận đánh lớn, lạc mất đồng đội. Việt là chiến sĩ Giải phóng quân, xuất thân trong một gia đình nông dân có mối thù sâu nặng với Mỹ-ngụy: cả bố, mẹ và ông nội đều bị giặc giết hại. Truyền thống cách mạng vẻ vang và những đau thương mất mát của gia đình do Mỹ – ngụy gây ra đều được chú Năm ghi chép cẩn thận trong cuốn sổ gia đình. Việt và Chiến hăng hái đi tòng quân giết giặc, cả hai quyết tâm lập nhiều chiến công để trả thù cho ba má. Trong một trận chiến đấu ở rừng cao su, Việt tiêu diệt được một xe bọc thép của địch, nhưng anh bị thương khắp người, hai mắt không nhìn thấy gì. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức lại đưa anh về với những kỷ niệm về má, chị Chiến, chú Năm, về đồng đội và anh Tánh – tiểu đội trưởng. Dù kiệt sức nhưng Việt vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu: chỉ còn một ngón tay nhúc nhích đang đặt ở cò súng, một viên đạn đã lên nòng. Đến ngày thứ ba, Việt được đồng đội tìm thấy và đưa vào một bệnh xá dã chiến. Lúc vết thương sắp lành, anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến. 

Chúc các bạn học tốt bài Tóm tắt Những đứa con trong gia đình

Biên Tập_ Dân Khối C

Tham khảo thêm:

Soạn bài Những đứa con trong gia đình

Tình huống truyện Những đứa con trong gia đình

Related Posts

About The Author

Add Comment